MIẾU BÀ – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA PHƯỜNG ĐẠI NÀI

                                     (Trần Thanh Phong)

 

Miếu Bà trước đây thuộc địa phận thôn Nài Xuyên, xã Đại Nài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (nay là phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh). Dân gian trong vùng quen gọi là “Miệu Bà”, đó là theo phương ngữ thổ cư. Còn nói là miếu hay “miệu” thì dân làng ai cũng hiểu.

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định Miếu Bà có từ bao giờ. Nhưng theo lưu truyền trong dân gian thì miếu Bà có từ rất lâu đời, khoảng hơn bốn, năm trăm năm trở về trước ?

Xa xưa, khu vực xây dựng Miếu Bà là một gò đất cao, có thế đất đẹp, nằm bên sông Rào Cái lắm khúc quanh co, ở vị trí hiểm yếu của con sông đang oằn mình đổi ngoặt hướng ra phía bắc và thiêng lắm. Rào Cái chính là sông Phủ ngày nay, trước đây Rào Cái (còn gọi Rào Cấy - ngữ âm địa phương), Ngàn Mọ (Việt cổ), Nài Giang (sông Nài- đoạn chảy qua Đại Nài), Nghiêu Giang (sông Nghiêu-đoạn chảy 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xét riêng về tục thờ thần của miếu Bà thì Đại Càn Tứ Vị  hay Loan  Nương Thánh Mẫu cũng đều là những Phúc thần Thượng đẳng, là thủy thần, cũng là để giáng phúc cho muôn dân. Nhưng khác biệt là Đại Càn Tứ Vị  có gốc gác là người nước Tống (Trung Quốc), phát tích ở tỉnh khác (Nghệ An); còn Loan Nương Thánh Mẫu là người Việt, lại phát tích trên đất quê nhà (cùng phủ Hà Hoa).

Theo người dân hai làng của Đại Nài và Phất Não (Thạch Bình) kể lại: Miếu Bà cùng với miếu Ông thờ một đôi vợ chồng có công lao lập làng ? Nhưng trong mô típ thờ cúng dân gian thì rất có thể miếu Bà và miếu Ông có mối liên hệ mật thiết nào đó trong tục thờ thần.

Vậy, miếu Bà thờ vị thần nào?

Như truyền ngôn và tên gọi thì miếu Bà thờ vị Thủy thần, cụ thể hơn là thờ một vị nữ Phúc thần.

Trong chính điện hiện tại, trên bàn thờ miếu Bà có bốn chữ Hán: 上等最靈 (Thượng đẳng tối linh). Được hiểu là miếu thờ Thần thượng đẳng tối cao. Người xưa xếp hạng thần với các mỹ từ: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần. Trong đó, Thượng đẳng thần là bậc cao nhất và là các vị nhân thần có công cứu sự an nguy của quốc gia, dân tộc.

Như trên đã nói Miếu Bà từ năm 2003 đến nay thờ vọng Loan Nương Thánh Mẫu. Bà chính là Nguyễn quý phi, húy Cơ, tự Bích Châu, hiệu Phù Dung, quê ở Hải Hậu, Nam Định, là vợ của vua Trần Duệ Tông. Bà mất ngày 12/2 năm Đinh Tỵ (1377) trên đường hộ giá nhà vua dẫn quân đi đánh Chiêm Thành. Tương truyền mộ phần của bà táng ở cửa biển Kỳ La, Kỳ Hoa.

Sinh thời, khi nhà Trần suy vong, Quý phi Bích Châu đã soạn thảo “Kê Minh Thập Sách” – nêu 10 kế sách trị nước, an dân dâng Hoàng đế ngự lãm. Nội dung được đánh giá rất minh triết, thiết thực, phù hợp với giai đoạn lúc bấy giờ và đến nay vẫn còn nhiều giá trị.

Đền Cờn (tức đền Bà Hải) tồn tại gần 650 năm, thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là một trong 04 ngôi đền linh thiêng nhất của xứ Nghệ: Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng[4]. Năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được nhân dân cả nước, kiều bào và cả khách quốc tế biết đến là một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng.

Tích thờ tại đền Cờn đầy ly kỳ, bí ẩn, rằng: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, vợ của Tống Đế Bính (vị vua cuối cùng của nhà Tống) cùng với 2 nàng công chúa và bà nhũ mẫu chết trôi dạt vào cửa lạch Cờn, được dân ở đây chôn cất khoảng năm Thiệu Bảo thứ nhất, tức năm 1279, thời vua Trần Nhân Tông trị vì. Năm Hưng Long thứ 19 (1311), vua Trần Anh Tông dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, nghỉ đêm tại lạch Cờn được mộng báo của Dương Thái Hậu nên thắng trận, bắt được Chúa Chiêm. Trở về, vua sai cho lập đền, sắc phong “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”, là hàng thượng đẳng thần, là phúc thần phù trợ cho ngư dân và thương nhân ra biển, vào sông thuận lợi, giúp họ mưu sinh, tránh rủi ro, bất trắc.

Từ đền Cờn, tục thờ Đại Càn Tứ Vị lan rộng đến các vùng ven biển và sông nước của nhiều địa phương trong nam, ngoài bắc như đền Lộ (tên khác Đại Lộ) ở xã Ninh Xá, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Từ cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) ngược lên, được biết, tại vùng giao thủy với sông Nghèn thuộc xã Thạch Đỉnh cũ, nay là xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà có ít nhất có 3 nơi từng thờ Đại Càn Tứ Vị: miếu Bà (trùng tên), ở làng Mỹ Thọ cũ (nay không còn); miếu Vua ở thôn Bình Sơn (cũng làng Mỹ Thọ cũ) và đền Văn Sơn ở thôn Văn Sơn đã xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các đền, miếu này, theo trào lưu hợp tự, hiện phối thờ nhiều tôn thần khác như Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi (danh tướng Hậu Lê), Thành Hoàng Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Tốn (danh tướng nhà Trần), các bậc Tiền hiền của làng ...

Vấn đề đặt ra là, được công nhận là “Đại Càn Tứ Vị Thần từ” thì miếu Bà phải tồn tại, phát triển ổn định về mặt tín ngưỡng từ rất nhiều năm trước, có thể là hàng trăm năm. Tuy chưa tìm được tư liệu, hiện vật để xác định cụ thể. Nhưng xét trong bối cảnh lịch sử khi mà buôn bán đường thủy phát triển, thương thuyền theo sông Phủ đến sở lỵ của phủ Hà Hoa và gặp sự đồng điệu của dân làng ta mà lập nên miếu Bà có thể từ thế kỷ XV, XVI hoặc đầu XVII. Bởi miếu Bà với tục thờ Đại Càn Tứ Vị có trước cả chùa Nài thờ Phật (1653 -1657), nó tồn tại ít nhất đến năm 1832. Theo đó, tính đến nay, miếu Bà có thể đã tồn tại trên dưới 500 năm.

Như vậy, có khoảng trống từ sau năm 1833 đến trước năm 1945 không rõ miếu Bà thờ cúng như thế nào. Tại sao miếu Bà có sự chuyển biến về Thần chủ?

Để hiểu được thấu đáo chắc phải nhờ đến các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử, phải sưu tầm khảo cứu các tài liệu xưa còn lưu lại (nếu có); và phải có cuộc khảo sát nghiên cứu toàn diện, đầy đủ dòng mạch văn hóa, trong đó có tín ngưỡng thờ Thủy thần của dân cả vùng lưu vực sông Ngàn Mọ (sông Phủ) và có thể mở rộng ra, tập trung giai đoạn từ thời Nhà Nguyễn (1802) đến trước CMT8 (1945), trong đó có đất Đại Nài và miếu Bà mới có thể giải đáp thấu đáo được.

Ngày xưa, các đình, đền, miếu... là do dân làng sở tại làm chủ, trực tiếp quản lý, tự tổ chức lễ hội, thành lập ban lễ nghi và cử người trông coi. Việc thờ thần nào, lễ nghi ra sao là do dân làng tự quyết. Nó phản ảnh chính tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và ý chí của dân làng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và không trái với quy định đương thời.

*** (Đây là Tài liệu nghiên cứu,vì vậy yêu cầu không chỉnh sửa cắt ghép hoặc sao chép khi chưa được sự đồng ý của tác giả) .

 

 

[1] Địa bạ là sổ ghi chép điền thổ của từng xã, thôn, phường, sở, trại, ấp, động, giáp, áng; kê khai số ruộng thực canh, hoang phế, đất đền chùa miếu mạo, ao vườn, nghĩa địa, đường sá, khe ngòi. Lần đầu tiên trong lịch sử, Triều Nguyễn đã tổ chức lập địa bạ trong toàn quốc, bắt đầu từ năm 1805. Địa bạ xã Đại Nài nạp lưu cho bộ Hộ vào ngày 13 tháng Giêng năm 1832 (Minh Mạng thập tam niên chính nguyệt thập tam nhật) và hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Hà Nội. 

[2] Hà Tĩnh  có “Chiêu Trưng”, tức Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi, danh tướng có công bảo vệ biên ải thời Hậu Lê. Đền Lê Khôi có hơn 500 năm tuổi ở cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

[3] Câu ca lan truyền về dân thợ làng Đình Hòe, xã Thạch Đỉnh một thời, nay là xã Đỉnh Bàn thuộc huyện Thạch Hà:  Đình Hoè đất chật người đông/ Người đi tứ xứ, vẽ rồng đắp nghê"

[4] Hà Tĩnh ta có “Chiêu Trưng”, tức Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi, danh tướng có công bảo vệ biên ải thời Hậu Lê. Đền Lê Khôi có hơn 500 năm tuổi ở cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Tự sản xuất


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 196.945
    Online: 4