Sự tích đền thờ thần Hoàng Làng thôn Bình Minh Xã Thạch Bình,

 thành phố Hà Tĩnh Tỉnh Hà Tĩnh

 

       Đến với thôn Bình Minh-Xã Thạch Bình thành phố Hà Tĩnh, ai cũng cảm nhận được một địa danh mà thiên nhiên đã tạo hóa cho cảnh quan bởi chính sự hài hòa và phong thủy của Vùng đất Thủy Tụ bồi lắng phù sa, có sông phủ cánh đồng  làng mạc nơi đây. Đứng trên cao quan sát xuống toàn cảnh, Thôn Bình Minh Nơi Tọa Lạc của một ngôi đền cổ thờ thần hoàng làng khoảng 2 ha, như một mâm xôi tròn vành vạch với những màu xanh ngút ngàn của cây cối, có tới hàng trăm năm tuổi. Phía trước có dòng sông phủ  uốn mình nhẹ nhàng, cùng với Cồn Thạch ở phía  dưới lòng đất có nguồn nước róc rách cuộn chảy, ôm vòng eo quanh làng. Cùng với cánh đồng lúa nước bằng phẳng nhất xã Thạch Bình, diện tích khoảng gần 4 ha, mỗi năm cho hai vụ lúa bội thu, quả là phong thủy theo địa chí tiền – hậu.

        Giữa một làng quê Tĩnh mịch hiện diện một ngôi đền đã có từ xa xưa, được nhân dân tôn tạo, Thờ Các Vị Thiên Thần – Thần Địa- Nhân Thần ( Văn Võ Bá Quan-Tiền Hiền Nhân kiệt) để nhân dân hàng ngày dâng lễ, thắp hương, cầu cho nhân dân, cả làng xã ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu, dân cường nước thịnh, quốc thái – dân an. Nhân dân cả xã thạch bình đã bao đời nay, coi đây là điểm tựa của tâm linh thờ Thần Hoàng Làng để tôn sùng bậc tiền nhân có công giúp dân tạo dựng cơ nghiệp và cuộc sống, và tiếp tục phù hộ độ trì cho nhân dân  ngày càng phát triển, sung túc.

      Ví thử không có đền chùa, miếu mạo, không có văn tự truyền đời và lòng người lưu truyền hậu thế, làm sao ta biết ông cha ta xưa kia phải tốn bao thời gian, bao công sức để có được giang Sơn như ngày hôm nay. Đất Phất Não xưa ( Nay là xã Thạch Bình-Thành phố Hà Tĩnh) còn lưu giữ một ngôi Đền thờ thần Thành hoàng trên bến đò Neo bên bờ sông Nghiêu (sông  Phủ), thuộc thôn Trung Thượng, Trung Hậu trước đây, nay là thôn Bình Minh, xã Thạch Bình. 

    Đền có tự lâu đời, với các kiến trúc như cổng Tam Quan, miếu Trung Thần Tiết Nghĩa (thờ TS Nguyễn Hoành Từ) Đền là nơi thờ các vị Thần Thành hoàng, những vị Thần bảo vệ che chở cho dân làng Phất Não xưa, nay là xã Thạch Bình. Về sau đền còn thờ Nguyễn Hoành Từ, đỗ Tiến sĩ năm Gia Thái thứ 5 (1577), người có nhiều công lao đóng góp vào sự ổn định đất nước những năm cuối thế kỷ XVI, được nhân dân tôn thờ là vị Nhân Thần của làng. Dẫu gần nghìn năm tuổi, qua dầu dãi thời gian, qua chiến tranh binh lửa, đến núi sông cũng biến cải, mà giá trị tinh thần vẫn nguyên một tấc son tồn tại với cao xanh, mà sáng tỏ cùng nhật nguyệt. Rõ ràng sự Hình Thành và phát triển của làng phất não xưa gắn liền với những vĩa tầng thẳm sâu về những trầm tích mà bấy lâu nay đang bị khuất lấp ở ngôi đền cổ này .

     Câu chuyện được kết nối hiện thực hóa bắt đầu từ lời kể của các bậc cao niên có hơn 90 thập niên sinh sống tại mảnh đất này kể lại rằng : Vào Thời nhà Lê Tiến sỹ Nguyễn Hoành Từ (1536 – 1599), người xã Phất Náo, 42 tuổi đỗ Nhị giáp chế khoa. Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578), giữ chức Tả thị lang bộ Lại. Nguyễn Hoành Từ là người giỏi làm thơ, thông thạo y học, địa lý, thiên văn, đã có nhiều công lớn với triều đình lúc bấy giờ. Đột nhiên lâm bệnh, rồi mất lúc còn tại chức ở Kinh Đô Thăng Long (10 tháng 9 năm 1599) . Phục mệnh chỉ dụ Vua lê, Triều chính đã cử hành một đoàn thuyền rồng 24 chiếc đi bằng đường thủy từ Thăng Long về bến đò neo làng Phất Não  tổ chức mai táng với nghi lễ trang trọng nhất. Bởi cảm tạ ân đức, đất nước muôn đời ghi công trạng , lương dân muôn thủa khói hương thờ vì thế mà nhân dân đã tấu trình lên quan phủ xin nhà vua cho xây dựng một ngôi đền để thờ tự, kể từ đó nhiều điều nhiệm mầu linh ứng đã liên tiếp diễn ra trên vùng đất thiêng này .về sau được nhân dân nơi đây suy tôn là Hoành Bắc Đại Vương Phúc thần Làng Phất Não .

      Đến triều đại Tây Sơn Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), trên đất Phú Xuân đã diễn ra một sự kiện trọng đại: Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Sau lễ đăng quang một ngày, ngày 26 tháng 11 năm Mậu Thân (23/12/1788), Quang Trung ra lệnh xuất quân tiến ra Bắc, đại phá quân Thanh lập nên chiến công mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 vang dội, giải phóng kinh thành Thăng Long, đánh đuổi 29 vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi. Tục truyền rằng Trên đường xuất quân tiến ra Bắc Hà, đoàn quân của Nguyễn Huệ đã hành quân đi qua vùng đò neo này tại đây dưới tác động của một lực lượng thần bí nào đó. Những chiếc chèo không chịu khua xuống nước, gió yếu đi một cách bất thường, ba quân hốt hoảng vì thế Nhà Vua đã lệnh cho toàn quân dừng lại để hỏi người dân trong làng về hiện tượng này, được sự mách bảo của các bác trưởng lão sau đó đã tổ chức các nghi lễ cầu Thần. Lễ xong Ngay lúc đó gió tứ phương nổi lên và đẩy đoàn thuyền đi nhanh đến kỳ lạ … Sau khi lễ xong kinh nghiệm tất ứng, Vua Quang trung đã đứng lên chỗ Cồn Thạch (hiện nay đang còn dấu tích ) nói với ba quân rằng :Ta đã được thần thiêng phù hộ và giúp đỡ chúng tướng hãy yên tâm cùng ta đánh nốt trận này quân sĩ nghe vậy reo hò mừng rỡ, tin chắc trận này ra bắc sẽ đánh thắng quân Thanh.

     Về điều này Lịch sử còn ghi lại : Ngày đó đội quân Tây Sơn và cả vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng qua đây và đóng đồn trại ở đây. Nhân dân vùng Phất nhiễu ,(Phật Nạo chữ Hán viết Phất Náo) còn kể: Một đội voi chiến của Tây Sơn và cả đội quản tượng đã từng tập trung ở đây. Các vị lão thành ở vùng này còn nhớ bài hịch gọi đò của vua Quang Trung ban bố vào một đêm cuối tháng 12 năm 1788, khi đại quân thần tốc qua đây:

 

           "Ngang nhiên chi tướng

                Bùng binh chi quân

                Khẩn đáo Bắc Hà

                Tảo trừ Thanh tặc

          Đại binh chi tề tựu giang biên

               Yếu đắc tốc hành cấp hạn

                Sở tại chi quan

                Giang biên chi dân

                Tốc bát giang thuyền

                Giải thanh bề bề bộn bộn

             Bất lai tức trảm trảm tru tru"

     Nhân dân các vùng ven sông đã đưa hết các loại thuyền lớn nhỏ của mình ra chở quân lính, vũ khí, lương thảo, voi ngựa của Tây Sơn sang sông. Lịch sử Hà Tĩnh (Tập I) cũng chép thời đó nhiều thanh niên trai tráng vùng này đã tình nguyện tòng quân trong những ngày sôi động ấy. Nhiều câu chuyện lịch sử còn ghi lại về những người dân hai bên sông Nài Giang và Sông Nghiêu Thủy hăng hái theo Tây Sơn, như Dương Bá Học 17 tuổi, Nguyễn Đình Quyền, Đặng Đăng Minh gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, một số người khác cũng tình nguyện theo nghĩa quân về sau đã trở thành những nhân vật ưu tú mà tên tuổi và công lao còn được lưu truyền mãi với quê hương, như đô đốc Hồ Phi Chấn ở Trung Thủy (Thạch Văn), Dương Văn Tào ở Mỹ Duệ. VV.., Trở về từ cuộc chiến thắng, Vua Quang Trung đã chấp nhận phong thần cho Các vị  thần linh nơi này .

        Đến thời nhà Nguyễn năm 1802 Gia Long đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, thống nhất đất nước và kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam Kể từ đây chính nhà Nguyễn bắt tay vào việc tạo tiền đề để chấn Hưng dân tộc việc đầu tiên là ghi nhận sự linh ứng nhiệm mầu của các đấng thần Linh tối cao khắp cả nước trong đó có vùng đất phất não, bằng việc truy tặng sắc phong, cho dân bản địa lập đền thờ thuộc hạng Nhân thần rồi nhiên thần đã minh chứng điều đó.

        Từ những thư tịch cổ và diện mạo kiến trúc đền thờ Thần Thành Hoàng trên đất  Phất Não nói lên lòng ngưỡng mộ của người đời đối với Các Vị Nhân Thân Nhiên Thần lịch sử vừa có công khai ấp lập làng, vỗ yên che chở cho dân cho đất nước cho một thể chế bình trị và cuộc sống an lành. Được thể hiện rõ qua 12 đạo sắc phong mà hiện nay ngôi đền đang cất giữ thờ tự và xem như báu vật của lành trong đó chính Sắc phong vua Thiệu Trị đã ban bố rằng .

                    Nguyên văn:

敕弗撓保安城隍之神護國庇民稔著靈應明命貳拾壹年值我聖祖仁皇帝五旬大慶節欽奉寶詔覃恩禮隆登秩肆今丕膺耿命緬念神庥可加贈保安正直之神仍準石河縣弗撓社依舊奉事神其相佑保我黎民。 欽哉!

紹治陸年參月貳拾柒日。

印敕命之寶

 

                       Dịch nghĩa:

    Sắc cho Thần Thành hoàng Phất Nhiễu Bảo an, Thần bảo vệ nước che chở dân từ lâu đã hiển rõ linh ứng. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), gặp dịp Thánh tổ Nhân hoàng đế ta mừng đại lễ ngũ tuần, nên vâng mệnh ban ra chiếu báu ân sâu, có lễ long trọng gia tăng lễ trật. Nay trẫm kế thừa mệnh lớn, nhớ nghĩ sâu xa đến sự che chở của thần, nên đáng được gia tặng là thần Bảo an Chính trực. Vẫn chuẩn cho xã Phất Nhiễu, huyện Thạch Hà phụng thờ như trước. Thần hãy che chở, giúp đỡ và bảo vệ dân ta. Kính vậy thay!

Ngày 28 tháng 3 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).

      Thời nào cũng vậy, những bậc nhân  thần, thần linh có công lao to lớn với dân với nước thì đều được ban ân điển sắc phong. Được tôn kính phụng thờ bởi sự hộ quốc tý dân.Cũng như Vua thiệu trị  Chính trong lễ tứ tuần đại khánh ân xá và bố cáo thiên hạ vào năm 1924, vua Khải Định và đình thần lại ban sắc đối với Đền Thành Hoàng  như sau:

                      Nguyên văn:

敕河靜省石河府弗撓社西甲忠尚忠厚二村從前 奉事原贈翊保中興靈扶當境正直尊神護國庇民稔 著靈應節蒙頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大 慶節經頒寶詔覃恩禮龍登秩著加贈敦凝尊神特準 奉事用誌國慶而申祀典。

欽哉! 啟定玖年柒月貳拾五日。

                     Dịch nghĩa:

     Sắc cho hai thôn Trung Thượng, Trung Hậu, giáp Tây, xã Phất Nhiễu, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ trước đã phụng thờ vị Tôn thần Đương cảnh Chính trực Dực bảo Trung hưng Linh phù. Thần bảo vệ nước che chở dân từ lâu đã hiển rõ linh ứng, qua các kỳ lễ tiết đã được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Nay gặp dịp Trẫm mừng đại lễ tứ tuần, nên ban chiếu báu ân sâu, có lễ long trọng gia tăng phẩm trật, gia tặng thêm là Đôn ngưng tôn thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ, để ghi nhớ ngày lễ lớn của đất nước mà làm rạng rỡ điển thờ.

                          Kính thay!

Khải Định năm thứ 9 (1924), tháng 7, ngày thứ 25.

      Nhà Nguyễn đến thời kỳ suy mạt, Vua Quan bấy giờ thì u mê, nhu nhược tham quan lũng đoạn, thực dân pháp lộng quyền, Khi phong trào Cần Vương chống pháp tại đây đã nổ ra hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cao Đôn năm 1885. Đền làng bị thực dân và tay sai đốt phá. Đến năm 1917 triều Nguyễn cho trùng tu lại (Khải Định đinh trị quý đông tu). Giao cho 2 thôn Trung Thượng và Trung Hậu thờ cúng, tế lễ Hàng Năm. Hai thôn đó chính là thôn Bình Yên và Bình Minh ngày nay. Kể từ đó các hoạt động văn hóa tín ngưỡng ở đây luôn được Quan phủ cho mật thám theo dõi vì biết nơi đây thường tụ tập những người yêu nước liên hệ với chí sỹ Đặng Văn Bá, Trần Danh Sạ nhằm chống lại chính quyền Nơi đây .

         Thời này Bến Đò Neo Và đền thờ thần thành hoàng Phất Não trở thành địa điểm bí mật giao lưu, họp mặt của một số nhà yêu nước chống thực dân Pháp quan trọng như: Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Chủ tịch Hồ Chí Minh)...    Vì vậy Nơi đây chẳng những là một điểm sinh hoạt  văn hóa,  mà còn là một nơi chứng kiến truyền thống lịch sử yêu nước chống quân xâm lược.

      Vào cuối tháng 5/1906, Phó bảng Nguyễn sinh sắc (1862-1929) trên đường vào Huế nhận chức thừa biện bộ Lễ. Cùng đi với cụ là một thanh niên khoảng 15-16 tuổi, dáng cao gầy, giống cụ Phó bảng,(Người Thanh niên này chính là Con trai của cụ tên là Nguyễn Sinh Cung) khi đi qua Bến đò neo này đã được dân làng nơi bây bí mật đón vào đền thờ thành hoàng làng, rồi sau đó được đưa về nhà cử nhân Đặng Văn Bá . Vì mến mộ tài năng và uy Đức của Thám hoa Đặng Văn Kiều đồng thời là bạn học của đồng môn với cử nhân Đặng Văn Bá cho nên Phó Bảng Nguyễn sinh sắc đã quyết định dừng chân tá túc lại nơi này một thời gian .Tại Đây cụ đã gặp gỡ các chí sỹ yêu nước của làng lúc bấy giờ là cữ nhân Đặng Văn Bá cùng các nhà nho sĩ cùng chí hướng  và suy ngẩm việc nước. Sau một thời gian hàn huyên tương ngộ. Cụ Đặng nói lời chúc thượng lộ bình an và niềm hi vọng vào sự nghiệp của cụ phó bảng, rồi hai người chia tay.

         Thời gian này Cử nhân Đặng Văn Bá đang tham gia vào phong trào Đông du và Duy Tân hội thuộc phái “ Ám Xã “ cùng với người con gái của cụ phó bảng là bạch liên nữ sĩ Nguyễn Thị Thanh lúc này vừa tròn 22 tuổi.  Lúc này phong trào đông du dưới sự lãnh đạo và khởi xướng của cụ Phan bội châu đang nổ ra rầm rộ và kéo theo được nhiều nhà hoạt động yêu nước ủng hộ và hưởng ứng rất nhiệt tình trong đó có nữ sĩ bạch liên Nguyễn Thị Thanh là con gái đầu của cụ phó bảng, từ  đây bà bắt bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước cùng với Đội Quyên, Ấm Võ. Bà có mối quan hệ chặt chẽ với vợ của cụ bá là bà Phan Thị Nguyên con gái của tiến sĩ Phan Trọng Mưu ( 1853-1904) từ khi hoạt động trong Đội Quyên, Đội Phấn. Bà phụ trách liên lạc, quyên góp tiền cho nghĩa quân và phong trào Đông Du.

          Vì có mối quan hệ mật thiết thân tình với nhau nên mỗi lần trên đường vào nam thăm cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc bà thường ghé qua phất não gặp bà nguyên. Bà nguyên Đã làm tặng bà thanh bài thơ :

         “Bà Trưng Bà Triệu tiếng gần xa

          Không ngỡ đời nay lại có bà

          Trước biết giữ trung sau giữ Hiếu

          Trên lo việc nước dưới việc nhà

           Bao phen li biệt thương lòng út

           Muôn dặm thần hồn giõi gót cha

           Liên lạc tỉnh này qua tĩnh khác

         Thoa quần ầm tiếng nước non ta “

     Đến cuối thời bảo đại vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn khi hồi loan vào tháng 9/1932, đến khi trở thành công dân Vĩnh Thụy (8/1945), vua Bảo Đại đã có ít nhất 6 lần đến Nghệ An và Hà tĩnh vào ngày 19/11/1932, nhà vua cùng đoàn tùy tùng đi thăm Hà Tĩnh. Khi đi qua đến vùng đất phất não thấy nơi đây linh thiêng kỳ vĩ nhà vua cùng đoàn tuỳ tùng đã cho lập đàn xã tắc và tế thần tại nơi đây. Đến bốn giờ chiều nhà vua và tùy tùng lại lên xe về thẳng kinh đô Huế.

        Sang thế kỷ 19 những buổi đầu của cách mạng nơi đây thường tụ họp những người yêu nước  nhằm chống lại quân xâm lược và hình thành các nhân tố cốt cán đầu tiên của Đảng bộ Thạch Bình như ông Nguyễn Cao Võ, Trần Đức Đam, Trần Danh Cấu, Đặng Văn Tiếp, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Cao Toàn. Sau cách mạng cùng như trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực đền là nơi cất giấu vũ khí cho các đơn vị bảo vệ phà cầu Phủ.

         Những câu chuyện thực hư ấy, được người làng kể lại, dù có thật hay huyền tích thì tất cả đã trở thành chốn linh thiêng của người dân Phất não. Mỗi con người lớn lên mang theo những ký ức huyền diệu và đẹp đẽ về nơi chôn rau cắt rốn, nơi ấy là những vị thành hoàng làng, là những ngôi đền không chỉ trong ký ức mà còn hiện hữu với thời gian…

 

 

          

 

Tự sản xuất


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 182.017
    Online: 18