HƯỚNG DẪN

Quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nông hộ trên địa bàn xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh

 

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 25/02/2022 của UBND thành phố Hà Tĩnh về việc thực hiện làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi và kê khai hoạt động trong chăn nuôi ở các phường, xã. Hội LHPN xã Thạch Bình hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm đệm sót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nông hộ, cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị chuồng trại

          Chuồng, trại phải được xây dựng thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo đệm lót không tiếp xúc với nước, không để nước mưa, nước uống của gia súc chảy vào; có thể xây dựng chuồng mới hoặc tận dụng chuồng cũ sửa chữa đảm bảo theo quy định; chuồng trại cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu sau:

- Diện tích chuồng: Tùy thuộc quy mô nuôi để quyết định diện tích đệm lót, nhưng tối thiểu phải đạt 1m2/con đối với lợn và 2,5 - 3m2/con đối với trâu bò (Chuồng phải cách nhà ít nhất 10m trở lên, không làm sát đường hoặc sát nhà láng giềng). Đối với diện tich chuồng gà nuôi nhốt lấy thịt đảm bảo mật độ 8con/ m2,  gà thả vườn 1 con từ 1-1.5 m2.

- Nền chuồng được chia làm 2 phần: Phần chứa đệm lót chiếm khoảng 40-60% tổng diện tích chuồng (đối với trâu, bò có thể làm 100% diện tích chuồng). Phần ô làm đệm lót có đáy phải sâu hơn nền chuồng khoảng 50-60 cm; đáy của ô làm đệm lót phải ngang hoặc cao hơn mặt đất bên ngoài để tránh nước chảy vào; mặt nền của ô làm đệm lót không láng để thấm nước xuống tầng sâu, trường hợp đã láng hoặc đổ bê tông thì đục các lỗ nhỏ để thấm nước, đường kính lỗ tối thiểu 20 cm, khoảng cách giữ các lỗ là 30 cm.

- Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở phần nền chuồng không bố trí đệm lót; thiết kế nền chuồng hợp lý hoặc phía dưới vòi nước tự động phải bố trí máng để tránh nước chảy vào đệm lót.

- Tường gạch xây bao xung quanh cao 0,8 – 1,2 m; phía ngoài có hệ thống bạt kéo, nhằm che chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho thoáng mát (có thể chống nóng bằng trồng cây dây leo phủ toàn bộ mái chuồng hoặc tận dụng hộp xốp làm trần).

2. Cách làm đệm lót

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu (Khối lượng nguyên liệu trong quy trình một ô chuồng 10 m2 đệm lót dày 60 cm, tùy theo quy mô đệm lót thực tế điều chỉnh khối lượng nguyên liệu cho phù hợp):

- Trấu: Số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60cm (10-15 bao).

- Cám gạo hoặc cám ngô: 2 – 3 kg.

- Men vi sinh: 0,5 kg.  Hitamic hoặc các loại men khác như Balasa …

- Cách chế dịch men: Cho 1 kg men Hatimic và 3 kg cám vào thau hoặc thùng, sau đó cho thêm khoảng 2 lít nước sạch vào trộn đều, rồi bỏ vào bao xác rắn ủ (Mùa hè để ở chỗ ấm trong thời gian trên 24 giờ là có thể dùng được, mùa đông đang kéo dài đến 48 giờ mới lên men. Chế dịch men phải làm trước 1-2 ngày).

2.2. Các bước làm đệm lót

Bước 1: Rải lớp trầu dày 30cm (50%) lên khu vực làm đệm lót.

- Sau đó dùng nước sạch phun như mưa phùn lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một năm trầu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được). Lưu ý, khi phun nước phải dùng cào đảo để cho trấu ẩm đều và làm mặt chuồng phẳng.

- Chia nửa số chế phẩm đã ủ lên men và rải đều lên trên mặt lớp trấu và lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp trấu.

Bước 2: Tiếp tục rải  lớp trấu  còn lại (50%) dày 30cm lên trên.

- Phun nước sạch vừa đảo đống ủ đều lên trên mặt lớp trấu vừa rải đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%.

- Rải đều nửa số chế phẩm đã ủ lên men còn lại lên trên mặt lớp trấu vừa rải, sau đó dùng cào san đều mặt phẳng trấu trong chuồng.

*Lưu ý:- Nếu có mùn cưa thì giảm số lượng trấu theo tỷ lệ: Mùn cưa 40% +  trấu 60% (3 – 3,5 t hỗn hợp/10 m2).

- Đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà chỉ cần độ dày hỗn hợp 10 -15 cm đối với chăn nuôi gà đẻ, gà thịt, chú ý máng ăn uống đảm bảo không để đổ thức ăn xuống làm lãng phí, đổ nước uống làm hỏng đệm lót sinh học. Sau vài tuần chúng ta bổ sung thêm trấu có trộn chế phẩm sinh học vào chuồng  để duy trì độ dày của hỗ hợp.

3. Quản lý và bảo dưỡng đệm lót

- Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo sự lên men phân hủy của phân (ở độ ẩm 20% này, lợn sống thoải mái, không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt, ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng).

- Đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô và ẩm quá cần chú ý phun ẩm như mưa bằng  bình phun hay bình ô doa.

- Đệm lót có tơi xốp thì sự phân hủy của phân mới nhanh. Vì vậy, hằng ngày phải chú ý xơi tới đệm lót với độ sâu khoảng 15 cm.

- Căn cứ vào mùi đệm lót để xác định nó hoạt động tốt hay không, bằng cách khi vào chuồng ngửi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt, cần phải bảo dưỡng như sau: Xới tung đệm lót ở độ dày 15cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm chế phẩm Hatimic hoặc Balasa đã ủ lên men.

- Thường thì sau 2-3 tuần nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm mới cần bổ sung thêm 5 - 10% chất độn và chế phẩm men.

Sau 2 – 3 tháng quan sát trong chuồng phân, trấu đã phân hủy tơi xốp thì có thể dọn chuồng lấy phân bón cho cây trồng.

Trên đây là hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh học xử lý môi trường trong chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường sống trong khu dân cư./.

                                                                                                                                                          Hồ Hiền

 

Tự sản xuất


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 210.919
    Online: 8