THÂN THẾ CỤ ĐẶNG VĂN KIỀU

Thám hoa Đặng Văn Kiều (1824-1881), con trai cụ cả thận, Thụy là Đoan cẩn, tự là Tùng Niên, hiệu là Nghiêu Đình tiên sinh sinh giờ tý, ngày Kỷ Sữu, năm giáp thân (22/8/1824) triều Minh mệnh . Lúc đầu tên là kiều, mùa thu năm Quý mão (1843) quan trường đổi tên là Văn Kiều, thi đỗ Tú tài khoa thi Nhâm Tý (1852), đỗ cử nhân năm giáp dần (1854) làm giáo thụ ở Quốc Oai, lại về nuôi mẹ; Năm Đinh tỵ (1857) ông được phong là hàn lâm viện biên tu, nhận chức Kinh trực Tưu Thừa biện hộ Hình; Năm Canh Thân (1860) mẹ mất, làm Huấn đạo Kỳ Anh; Năm Nhâm Tuất (1862) làm chủ sự bộ Hộ; Năm Giáp Tý (1864) cáo bệnh về nhà, sau lên nhận Tu soạn ở viện Tập hiền; Năm Ất Sữu (1865) ông được phong Hàn lâm viện thị giảng, rồi nhận Đốc học Bình Định và mùa thu thi đỗ Thám Hoa; Năm Bính Dần (1866) bổ làm Án sát Quảng Bình; Năm (1867) làm phó chủ khảo trường thi hương Thừa Thiên, rồi làm Chưởng giáo của Tôn học Đường; Năm Mậu Thìn (1868) được phong Hàn lâm viện Thị độc học sĩ; năm Canh Ngọ (1870) làm phó chủ khảo trường thi Bình Định; Năm Quý dậu (1873) làm Toản tu Quốc sữ quán kiêm Biện lý bộ hộ; Năm giáp tuất (1874) được cử làm phó đoàn cuộc hành quân của Triều đình ra dẹp yên khởi nghĩa của dân Nghệ An mà trưởng đoàn là Lê Bá Thận. Nhờ lòng nhân ái và tài thuyết phục của cụ Thám nên Lê Bá Thận đã yên lòng dân, không gây tàn sát đối với dân Nghệ An như dự định; Năm Bính Tý (1876) chánh chủ khảo trường thi Thanh Hóa; Năm Đinh Sữu (1877) phó chủ khảo trường thi Hội. Cụ Thám mất ngày 14/7 năm Tân Tỵ, tức 8/8/1881 hưởng thọ 57 tuổi. Cụ Thám lấy 4 vợ, sinh hạ 19 người con 6 trai, 13 gái), trong đó có 6 người mất sớm), 2 con trai của cụ Thám thành đạt là Đặng Văn Bá (1873-1931) đỗ cử nhân năm 1900 và Đặng Văn Đàn (1877-1940) đỗ Tú tài năm 1903. Họ Đặng và người trong vùng vẫn lưu truyền lại nhiều giai thoại về cụ Thám. Chuyện cụ Thám liêm khiết trong mấy chục năm ở quan trường là nổi danh, cụ không chịu nhận tiền bạc của bất kỳ ai, cả việc dân đến tạ ơn có chút quà mọn cụ cũng từ chối, có người vì thương nhà cụ nghèo dấu tiền bạc vào rá gạo hũ mắm cũng không qua được mắt cụ, tất cả đều bị phát hiện, bắt mang về, còn nghiêm khắc cảnh cáo đó là hành vi coi khinh viên chức triều đình. Tục truyền cụ chỉ có một bộ áo mũ được triều đình cấp là đáng giá, nên thường xuyên phải đem đi cầm ở cựa hiệu để lấy tiền chi dùng, khi nào cần đi họp ở triều thì ra cữa hiệu chuộc lại, xong việc lại đi cầm tiếp. Nhà nghèo cụ đã tự trào:

Nghĩ cuộc thanh liêm vua chúa trọng

Hóa đường nghèo túng vợ con khinh

Cái nghèo thanh liêm của cụ Thám theo cụ đến hơi thở cuối cùng, đến nổi, khi mai táng cụ Quốc sữ quan triều Nguyễn đã làm tờ đệ trình với triều đình xin cấp mai táng, tờ trình có đoạn viết: “Vì cụ Thám là một người rất thanh liêm, nên tuy đã gần ba chục năm làm việc, mà nay trong nhà nghèo rỗng Cảnh đó thật đáng trọng”.

Sinh thời cụ làm quan thanh liêm, được vua ban nhiều sắc, không những cho ông mà còn cho các cụ thân sinh.

                                                                                                               Hùng Lâm

Tự sản xuất


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 177.851
    Online: 8