Khu DTLS đền thờ quan Trung tại thôn Tây Bắc, xã Thạch Bình-TPHT, gồm đền thờ và lăng mộ cụ Nguyễn Đình Quyền là DTLS VH cấp tỉnh, cụ là người có công lớn trong thời Lê Trịnh đầu thế kỷ XVIII (18), được vua Lê ban sắc và phong chức, cụ cũng được Vua Khải Định công nhận nhân thần và phong sắc. Nhân dân Đông Yên nay là xã Thạch Bình lập đền thờ cụ (Đền thờ Quan Trung). Trải qua hàng trăm năm, nhà thờ vẫn được bảo tồn và phát huy đã chứng tỏ linh thiêng trong tâm thức nhân dân. Khu DTLS được chứng nhận có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ tộc, nhân dân xã Thạch Bình và các vùng lân cận mặc dù đã trãi qua các biến cố lịch sữ.
DI TÍCH LỊCH SỬ MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN
Khu DTLS đền thờ quan Trung tại thôn Tây Bắc, xã Thạch Bình-TPHT, gồm đền thờ và lăng mộ cụ Nguyễn Đình Quyền là DTLS VH cấp tỉnh, cụ là người có công lớn trong thời Lê Trịnh đầu thế kỷ XVIII (18), được vua Lê ban sắc và phong chức, cụ cũng được Vua Khải Định công nhận nhân thần và phong sắc.
Nhân dân Đông Yên nay là xã Thạch Bình lập đền thờ cụ (Đền thờ Quan Trung). Trải qua hàng trăm năm, nhà thờ vẫn được bảo tồn và phát huy đã chứng tỏ linh thiêng trong tâm thức nhân dân. Khu DTLS được chứng nhận có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ tộc, nhân dân xã Thạch Bình và các vùng lân cận mặc dù đã trãi qua các biến cố lịch sữ.
Con cháu trong họ và nhân dân đã thường xuyên hương khói, tổ chức tế lễ và bảo vệ chu đáo Di tích lịch sữ. Chính quyền xã đã chỉ đạo thực hiện các thủ tục theo đúng luật di sản văn hóa.
Năm 2019 được sự nhất trí của UBND tỉnh, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, phòng quản lý di sản, UBND thành phố, phòng Văn hóa TP Hà Tĩnh, UBND xã Thạch Bình
Hội đồng họ tộc, con cháu trong dòng họ đã bàn bạc thống nhất, trùng tu nâng cấp điện thờ .
Được sự quan tâm của Sở văn hóa thể thao và du lịch, phòng di sản; UBND, phòng văn hóa các ban ngành cấp trên và đặc biệt sự nỗ lực của con cháu họ Nguyễn Huy năm 2019 công trình đã xây dựng đảm bảo yêu cầu thiết kế, chất lượng; Công trình tái hiện lại được kiến trúc cổ xưa, điều đó nói lên sự quan tâm chăm lo đến giá trị văn hóa, các di tích lịch sữ, của các cấp các ngành, đặc biệt là con cháu cụ Nguyễn Đình Quyền.
Tuy nguồn vốn đầu tư của nhà nước chỉ mang tính chất hỗ trợ (100 triệu đồng), còn phần lớn kinh phí đóng góp xây dựng (550 triệu đồng) phải dựa vào công đức của con cháu trong dòng họ, như vậy chúng ta đã làm tốt công tác XHH, điều đó đồng hành với nguyện vọng giữ gìn và phát huy giá trí văn hóa của chúng ta và cũng là vấn đề tâm linh hướng về cội nguồn của của con cháu đối với Đức thần tổ.