Tiểu sử lãnh đạo

1. Nguyễn Tiến Quý.

- Sinh năm 1976

- Năm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội: 2009.

2. Nguyễn Huy Nam

-  Sinh năm 1974

-  Năm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội: 2006

-  Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND

3. Đoàn Thị Diễm Hương

- Sinh năm: 1978

- Năm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội: 2003

- Chức vụ: Chủ tịch UBND

4. Trần Huy Tiến

-  Sinh năm 1972

-  Năm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội: 2001

-  Chức vụ: PCT UBND

5. Lê Quang Trường

-  Sinh năm 1985

-  Năm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội: 2015

-  Chức vụ: PCT HĐND xã Thạch Bình

6. Nguyễn Trường Giang.

- Chức vụ: Chủ tịch MTTQ xã Thạch Bình

-  Sinh năm 1980

-  Năm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội: 2010

NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO XÃ THẠCH BÌNH

1. Nhiệm vụ của Bí thư:

+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình;nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất;nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhândân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảngbộ.

+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.

+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường,thị trấn.

+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉthị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.

3. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:

+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họpvà dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ.

+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảngtrực thuộc.

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thịcủa cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

2. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệpPhụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:

+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.

+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.

+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốcphòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủtại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theochương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tươngứng đề ra.

+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghịquyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động doNhà nước cấp đối với tổ chức mình.

+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thịtrấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.

+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chứckiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoànthể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.

+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.

3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhândân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhândân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghịquyết của Hội đồng nhân dân.

+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyếtcác kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân,phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báohoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việcquyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

4. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịchHội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhândân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.

5.  Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

1. Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dâncấp xã, gồm:

+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với côngtác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, phápluật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân vàcác quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩmquyền tập thể Uỷ ban nhân dân.

+ áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quảnlý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động cóhiệu quả.

+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trongcán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã;tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theoquy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệmvụ theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng,phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấpvà Uỷ ban nhân dân cấp trên.

+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn.

+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.

+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật củatrường thôn và tổ dân phố.

6. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khốicông việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ bannhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.

 

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 196.421
Online: 8