UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

  

   Số:  10 /CĐ-UBND                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

          TP. Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 11  năm 2020

 

 

 

CÔNG ĐIỆN

Về việc ứng phó với bão gần trên biển Đông (bãoVamco)

 

 
 

 

 

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, điện:

 

  • Ban chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố;
  • Chủ tịch UBND các phường, xã;
  • Trưởng các phòng, ban, ngành, đơn vị  thuộc UBND TP;
  • Trung tâm Văn hóa – Truyền thông Thành phố;
  • Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh.

 

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Hồi 07 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 07 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 07 giờ ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ. Từ sáng ngày 14/11, trên đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng ven biển có nơi cấp 9, giật cấp 11. Từ 14-16/11, từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 350 mm; ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi có mưa to 50-150mm. Thực hiện Công điện số 27/CĐ-UBND ngày 31/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, để chủ động ứng phó với bão Vamco; Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã; Trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố triển khai ngay một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công điện số 29/CĐ-UBND ngày 13/11/2020 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão VAMCO (bão số 13). 

2. Ủy ban nhân dân các phường, xã:

- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình diễn biến của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; duy trì trực ban 24/24 giờ; chủ động đối phó với bão số 13 kết hợp  mưa lớn diện rộng kéo dài.

- Khẩn trương khắc phục hậu quả của các đợt ngập lụt trước, dọn dẹp vệ sinh môi trường; tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất vụ Đông 2020. Tranh thủ thời tiết đang có nắng, tranh thủ xử lý các điểm tập kết rác vừa, đốt chưa hết hoặc rác ko cháy chưa được xử lý làm sạch.

- Tổ chức rà soát các hộ dân, nắm số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu nếu có tình huống xảy ra. Phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, chủ động triển khai các phương án ứng phó (trong đó có phương án sơ tán dân) phù hợp, không để bị động, bất ngờ; đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở khi có mưa lũ xảy ra.

- Tuyên truyền, giúp đỡ nhân dân chằng, chống nhà cửa, không để người dân ở trong các nhà cửa tạm bợ, hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của của nhân dân.

- Sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối an toàn tính mạng của người dân, không để người dân ra các vùng ngập lụt, các vùng nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá,… trong điều kiện nguy hiểm khi có bão, mưa lớn, ngập lụt xảy ra.

- Chủ động điều tiết các cống trên đê (nhất là tranh thủ thời điểm triều xuống thấp để thoát nước), không để bị động khi có mưa lụt xảy ra. Đồng thời tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý ách tắc, thu gom rác tại các mương cống, các hố ga thu nước, đảm bảo tiêu thoát kịp thời.

- Rút kinh nghiệm của các trận ngập lụt vừa qua, nghiêm túc thực hiện phương châm bốn tại chỗ, chủ động phương án di dời dân trước khi nước ngập dâng cao; Chuẩn bị ngay phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng phó với thiên tai khi cần thiết; Tuyên truyền nhân dân thực hiện mua sắm dự trữ lương thực, thực phẩm, đèn pin, sạc điện dự phòng, bếp ga mini, thuốc men, nước uống,... chủ động sớm việc kê kích tài sản, đưa ô tô, phương tiện đi lại đến các vùng cao của thành phố (các tuyến đường, các khu vực có nền đất cao, ít ngập lụt); những người ốm đau, già yếu, phụ nữ sắp sinh đẻ, cần vận động sớm di dời ra khu vực gần các bệnh viện, cơ sở y tế.

3. Phòng Kinh tế:  

- Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình tiêu thoát lũ, kịp thời chống ngập úng, triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi. Tiếp tục tổng hợp, đề xuất hỗ trợ về giống cây, con gắn với chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, khẩn trương khôi phục sản xuất vụ Đông.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống điện; phối hợp phòng Tài chính – Kế hoạch chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.

4. Các đơn vị: Ban chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố: Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương thực hiện công tác sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn chủ động hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ.

5. Phòng Quản lý đô thị: Triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa, lũ; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư phối hợp với các đơn vị quản lý kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính, nhất là tuyến Quốc lộ 1A.

6. Phòng Văn hóa thông tin: Chỉ đạo Trung tâm văn hóa – Truyền thông tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, dự báo, cảnh báo thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủng động phòng, tránh.

7. Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị đảm bảo an toàn hệ thống hạ tầng đô thị, thực hiện việc nạo vét, khơi thông dòng chảy; vận hành tốt cống điều hòa của sông Cụt đảm bảo tiêu thoát nhanh. Cử cán bộ kiểm tra các miệng cống, hàm ếch trên các tuyến đường, đặc biệt các tuyến thường bị ngập úng như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Lê Ninh, Hà Huy Tập, Trần Phú, Lê Duẩn..., các khu đô thị thường bị ngập úng: khu quy hoạch Sông Đà (phường Hà Huy Tập), khu quy hoạch đường bao phía Tây (phường Trần Phú), khu quy hoạch đồng Ngọ Vinh (phường Nguyễn Du) nhằm đảm bảo thoát nước mặt kịp thời, hạn chế tối đa ngập úng cục bộ.

8. Yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình đang xây dựng dở dang phải có phương án đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình; có biển báo khu vực đang thi công, khu vực nguy hiểm cấm người qua lại, kiểm tra, rà soát, để đối phó với trường hợp mưa lớn kéo dài gây ngập úng.  

9. Đề nghị các đơn vị: Viễn Thông, Điện lực, Công ty cấp nước Hà Tĩnh: Đảm bảo thông suốt liên lạc, an toàn hệ thống điện và hệ thống nước may trên địa bàn.

10. Các phòng, ban, đơn vị liên quan: theo chức năng theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với mưa, bão lớn; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

11. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời tham mưu UBND thành phố và Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố các nội dung chỉ đạo, ứng phó.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các phường xã, các đơn vị, các Tiểu ban, các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố thực hiện nghiêm túc Công điện này./.

 

 Nơi nhận:

- Như trên;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND TP;

- Trưởng các đoàn công tác

  của Thành ủy phụ trách phường, xã;

- Chủ tịch, các PCT UBND TP;

- Lưu:VT,  PCTT.

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Trịnh Văn Ngọc

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 182.686
    Online: 16